Your slogan here

Nhiet mieng

Nhiệt miệng ,những nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhiệt miệng và cách chữa trị hiệu quả

Nhiệt miệng là một loại bệnh thông thưởng và xuất hiện hầu hết trên mọi lứa tuổi. Những nguyên nhân gây ra nhiệt miệng là như thế nào? Những triệu chứng thường xuyên gặp ở người mắc bênh ra sao. Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi ở bài viết sau đây để hiểu biết thêm và cũng như cách chữa trị loại bệnh này.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng hay còn được gọi là loét áp-tơ, là một vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ, chúng có màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quanh. Chúng phát triển ở các mô mềm trong miệng hoặc ngay trên nướu. Tuy nhiên, vết nhiệt miệng không xảy ra trên bề mặt môi và không lây lan.

Những triệu chứng của nhiệt miệng

Khi bị nhiệt miệng, bạn sẽ gặp phải những triệu chứng như sau:

- Có một vùng da bị đỏ bên trong miệng và gây cảm giác đau cho bạn.

- Có cảm giác ngứa râm ran trong miệng.

- Có vết loét nhỏ bên trong miệng, hình bầu dục, có màu trắng hoặc vàng.

Nếu không được chữa trị kịp thời, có thể bệnh sẽ trở nên nặng hơn với các triệu chứng như:

- Vết loét lớn và bùng phát nhiều vết loét.

- Đau buốt, sốt cao, tiêu chảy, phát ban, đau đầu.

Link tham khảo:

Nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng

- Ăn phải những thức ăn nhạy cảm, đặc biệt là socola, cà phê, dây tây, trứng, các loại hạt, phô mai và những thực phẩm có nhiều gia vị hoặc có vị chua.
- Thiếu hụt lượng vitamin B-12, kẽm, folate hoặc sắt trong cơ thể.
- Khoang miệng bị tổn thương do đánh răng quá mức, chơi thể thao hay đùa nghịch vô tình bọ cắn vào má bên trong miệng.
- Phản ứng với một số vi khuẩn trong miệng.
- Bị áp lực hay thay đổi hormone trong thời kì kinh nguyệt.
- Do Helicobacter pylori – vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng
 

Cách điều trị bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng bình thường không cần phải điều trị mà sẽ tự lành sau một thời gian nhất định. Nếu cảm thấy đau quá mức, có thể sử dụng các phương pháp điều trị dưới đây:

- Súc miệng để rửa sạch vi khuẩn
 

- Bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt trong cơ thể như vitamin B-6, B-12, kẽm.
- Thuốc bôi nhiệt miệng dạng mỡ (benzocaine, fluocinonide, hydrogen peroxide)
- Thuốc trị nhiệt miệng dạng súc miệng corticosteroid (dexamethasone).
Cách chữa trị bệnh nhiệt miệng tại nhà:
- Làm hỗn hợp nước súc miệng tại nhà từ baking soda, nước ép lô hội và nước ấm. Sử dụng để súc miệng trong vòng 10 giây và sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 lần cho đến khi hết nhiệt miệng.
- Chườm đá lạnh lên vùng bị nhiệt miệng. Đá lạnh có thể giảm đau và sưng, vì vậy khi sử dụng chúng sẽ làm dịu cơn đau và viêm.
- Không ăn hoặc hạn chế ăn các đồ cay nóng, các món nướng và rán. Những món ăn này sẽ khiến tình trạng nhiệt miệng nghiêm trọng hơn.
- Sau khi dùng trà túi lọc xong, hãy giữ lại túi trà và đắp vào vết thương, chất tanin có trong trà giúp làm dịu cơn đau và giảm viêm.


|Hy vọng với những thông tin về bệnh nhiệt miệng trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình.

Xem thêm:

This website was created for free with Webme. Would you also like to have your own website?
Sign up for free